GBP - Bảng Anh
Bảng Anh (GBP) là đơn vị tiền tệ chính thức của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland thường được gọi là Anh Quốc hoặc Anh cùng các lãnh thổ hải ngoại, thuộc địa. Ký hiệu là £ và mã ISO 4217 là GBP. Một bảng Anh được chia thành 100 xu hoặc pence, penny. Ngân hàng Trung ương Bank of England chịu trách nhiệm phát hành và quản lý đồng GBP.
Lịch sử hình thành và phát triển của đồng Bảng Anh (GBP)
-
Trước thời đồng bảng
Trong thời kỳ Anglo - Saxon đồng xu bạc được sử dụng trong giao dịch thương mại. Vua Offa phát hành đồng penny bạc nặng 1,5g.
240 đồng Penny Bạc tương đương với một đơn vị bạc là Tower Pound.
Năm 1526, đồng Pound bạc chuyển thành Troy pound và đồng bảng Anh xuất xứ từ giá trị của khối lượng bạc của đồng Tower Pound.
-
Đồng bảng Anh (pound sterling)
Tên gọi Pound bắt nguồn từ Tower Pound với hàm lượng bạc lên đến 92,5%. Tuy nhiên tới năm 1551, hàm lượng bạc trong đồng penny giảm chỉ còn ⅓ so với ban đầu.
Dưới thời Nữ hoàng Elizabeth I đồng bảng được củng cố và giữ giá ổn định qua các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính. Thậm chí là sau khi nước Anh chuyển sang bản vị vàng đồng Bảng Anh vẫn giữ được giá trị ổn định.
-
Bản vị vàng
Từ thế kỷ 18, Đồng bảng Anh chuyển sang bản vị vàng. Đồng bảng mất giá do nợ nần từ Hoa Kỳ tăng cao nhưng đến năm 1925 bản vị vàng được khôi phục. Không lâu sau đó thì năm 1931 bản vị vàng bị hủy bỏ do Đại khủng hoảng và mất giá 25%.
-
Neo chặt với đô la Mỹ
Sau khi bỏ bản vị vàng thì Bảng Anh cố định với đồng Đô la Mỹ. Năm 1949, Đồng bảng bị mất giá 40%. Tiếp tục bị mất giá vào năm 1967 14,3% và sau khi hệ thống tiền tệ Bretton Woods bị sụp đổ thì đồng bảng Anh được thả nổi.
-
Gắn với đồng Mác Đức
Năm 1988, đồng bảng Anh gắn với đồng Mác Tây Đức dẫn đến tình trạng lạm phát và khủng hoảng. Đến năm 1992, Anh rút khỏi cơ chế tỷ giá châu Âu do nền kinh tế không thể duy trì được.
-
Theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát
Năm 1997, Chính phủ giao quyền kiểm soát lãi suất cho Ngân hàng Anh. Với mục tiêu là duy trì lạm phát ở mức 2%. Nếu có bất kỳ biến động nào thì ngân hàng phải báo cho chính phủ để đưa ra giải pháp kiểm soát kịp thời.
-
Mối liên quan với đồng tiền chung Châu Âu (Euro)
Nước Anh đã rút khỏi EU vào năm 1975 do nhiều tranh cãi chính trị và niềm tự hào quốc gia với đồng Bảng Anh. Mặc dù không gắn với EU nhưng đồng bảng Anh và Euro thường giao động cùng nhau.
Các mệnh giá Bảng Anh được phát hành
Bảng Anh được phát hành dưới dạng tiền kim loại và tiền giấy, gồm các mệnh giá sau:
Tiền kim loại bảng Anh
Tiền kim loại tại Vương quốc Anh do Xưởng đúc tiền Hoàng gia (Royal Mint) phát hành. Bao gồm các mệnh giá: 1, 2, 5, 10, 20, 50 xu và 1, 2 bảng. Ngoài ra còn có đồng tiền 5 bảng nhưng ít được sử dụng.
-
1 xu: Hình ảnh cổng thành.
-
2 xu: Biểu tượng của Huân tước xứ Wales.
-
5 xu: Hình hoa Thistle - quốc hoa của Scotland.
-
10 xu: Hình sư tử tượng trưng cho nước Anh.
-
20 xu: Hoa hồng Tudor biểu tượng của Anh.
-
50 xu: Hình nữ thần Britannia và một con sư tử.
-
1 bảng: Cây thánh giá Celtic biểu tượng của Northern Ireland.
-
2 bảng: In câu nói của Isaac Newton: "Standing on the Shoulders of Giants" (Đứng trên vai những người khổng lồ).
Tiền giấy bảng Anh
Tiền giấy do Ngân hàng Anh và các ngân hàng ở Scotland, Bắc Ireland phát hành với các mệnh giá: 5, 10, 20 và 50 bảng. Các ngân hàng ở Scotland và Bắc Ireland phải đặt thế chấp tại Ngân hàng Anh tương ứng với lượng tiền giấy lưu thông.
Hiện tại, trên các tờ tiền giấy có in hình các nhân vật lịch sử nổi tiếng:
-
5 bảng: Winston Churchill - chính trị gia và Thủ tướng Anh trong Thế chiến II.
-
10 bảng: Jane Austen - nữ văn sĩ với các tác phẩm nổi tiếng như "Kiêu hãnh và định kiến."
-
20 bảng: J. M. W. Turner - họa sĩ phong cảnh nổi tiếng với các bức tranh màu nước.
-
50 bảng: Matthew Boulton và James Watt - những người tiên phong trong phát triển động cơ hơi nước thế kỷ 18. Từ năm 2021, tờ 50 bảng còn có hình Alan Turing - nhà toán học đặt nền tảng cho khoa học máy tính hiện đại.
Ngoài ra còn có tiền giấy mệnh giá 100 bảng nhưng không lưu hành rộng rãi. Tiền giấy mệnh giá 1 bảng được sử dụng chủ yếu ở quần đảo Channels và Scotland.
Giá trị của Bảng Anh (GBP) so với USD và GBP
Đồng bảng Anh vẫn giữ được giá trị ổn định nhờ các biện pháp kiểm soát lạm phát chặt chẽ. Đồng thời tăng trưởng kinh tế và điều chỉnh chính sách tiền tệ từ Ngân hàng Trung ương hiệu quả.
Tỷ giá hối đoái của đồng bảng Anh cho với USD là 1 GBP = 1.31 USD và so với Euro là 1 GBP = 1.19 EUR.
Tuy nhiên, lạm phát ở Anh vẫn ở mức cao khiến cho ngân hàng trung ương cần duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt hơn. Sức ép từ đồng đô la Mỹ và sự ổn định của đồng Euro ảnh hưởng đến tỷ giá của GBP mạnh mẽ.
Bảng Anh - Thống kê
Bảng Anh - Hồ sơ
Những câu hỏi thường gặp về Bảng Anh
Tỷ giá tiền tệ trực tiếp
Tỷ giá Ngân hàng Trung ương
Ngân hàng Trung ương | Lãi suất |
---|---|
Australian Central Bank | 4.35% |
British Central Bank | 4.75% |
Chilean Central Bank | 5% |
Chinese Central Bank | 3.1% |
Czech Central Bank | 4% |
Danish Central Bank | 2.75% |
Japanese Central Bank | 0.25% |
Mexican Central Bank | 10% |