BDT - Taka Bangladesh
Taka Bangladesh là đơn vị tiền tệ của Cộng hòa Nhân dân Bangladesh. Ký hiệu là ৳ và có mã ISO 4217 là BDT được ngân hàng Bangladesh Bank phát hành và quản lý. Đồng BDT được chia thành 100 poysha, nhưng tiền xu poysha không còn được lưu hành hiện nay chỉ sử dụng cho mục đích kế toán. Đồng Taka được phát hành lần đầu tiên vào năm 1972 sau khi Bangladesh giành được độc lập từ Pakistan.
Đồng Taka Bangladesh là một phần quan trọng biểu tượng cho nền độc lập của Bangladesh sau khi tách ra từ Pakistan. Không chỉ là phương tiện thanh toán mà còn mang ý nghĩa chính trị và văn hóa quan trọng của Bangladesh.
Lịch sử hình thành và phát triển của đồng Taka Bangladesh
Năm 1947, Bengal bị chia cắt nên Đông Bengal trở thành cánh phía đông của Pakistan và được đổi tên thành Đông Pakistan vào năm 1956. Lúc này đồng Rupee Pakistan được sử dụng với chữ taka trên các đồng tiền xu và tiền giấy.
Năm 1972, đồng Taka Bangladesh chính thức ra đời sau khi Đông Pakistan giành độc lập và có tên là Bangladesh.
Từ năm 1972 đến nay đồng Taka Bangladesh đã trải qua nhiều lần thay đổi về thiết kế và mệnh giá phù hợp với nhu cầu thị trường. Bạn đầu các mệnh giá của đồng Taka Bangladesh được in trên giấy bạc sau đó có thêm các mệnh giá bằng kim loại.
Các đơn vị tiền tệ đã từng được sử dụng tại Bangladesh
-
Rupee của Ấn Độ: Trước năm 1947 khi còn là một phần của Ấn Độ thì khu vực này sử dụng đồng Rupee của Ấn Độ.
-
Rupee của Pakistan: Sau khi trở thành đông Pakistan thì khu vực này sử dụng đồng Rupee của Pakistan.
-
Taka của Bangladesh: Năm 1971 sau khi giành độc lập thì quốc gia này chính thức giới thiệu đồng Taka vào 4/3/1972 thay thế cho đồng Rupee của Pakistan trước đó.
Các loại tiền Taka Bangladesh (BDT) được phát hành
Đồng Taka Bangladesh hiện đang lưu hành tiền giấy và tiền xu với các mệnh giá sau:
-
Tiền xu: 1 Taka, 2 Taka, 5 Taka
-
Tiền giấy: 2 Taka, 5 Taka, 10 Taka, 20 Taka, 50 Taka, 100 Taka, 500 Taka, 1000 Taka.
1 Taka được chia thành 100 đồng nhỏ hơn được gọi là Poysha. Chất liệu tiền xu thường được làm từ hợp kim kim loại có độ bền cao và khả năng chống mòn tốt. Còn tiền giấy hiện nay được làm từ polymer giúp tăng độ bền và chống giả mạo hiệu quả.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của đồng Taka Bangladesh
Giá trị của đồng Taka Bangladesh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm kinh tế, chính sách tiền tệ, chính trị, xã hội,..cụ thể như sau:
-
Tình hình kinh tế toàn cầu: Nền kinh tế toàn cầu và các mối quan hệ thương mại có tác động lớn đến giá trị đồng Taka Bangladesh. Nếu như nền kinh tế toàn cầu suy thoái thì các đối tác thương mại chính của Bangladesh không có nhu cầu đầu tư, nhập khẩu hàng hóa từ đó làm giảm giá trị của đồng BDT.
-
Chính sách tiền tệ: Ngân hàng trung ương Bangladesh điều chỉnh lãi suất sẽ ảnh hưởng đến lượng tiền lưu thông và tác động đến giá trị của đồng Taka. Lãi suất tăng cao sẽ thu hút đầu tư nước ngoài dẫn đến giá trị đồng BDT tăng. Tuy nhiên nếu như chính sách tiền tệ nới lỏng dẫn đến phát hành tiền nhiều hơn có thể làm giảm giá trị đồng Taka Bangladesh.
-
Tỷ lệ lạm phát: Lạm phát cao có thể làm giảm sức mua của đồng Taka, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị của nó. Lúc này ngân hàng trung ương cần kiểm soát chặt chẽ lạm phát để duy trì giá trị của đồng tiền.
-
Cán cân thanh toán: Nếu như Bangladesh xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu sẽ làm tăng thu nhập và tăng giá trị của đồng BDT. Ngược lại nếu nhập khẩu vượt quá so với xuất khẩu thì giá trị đồng Taka sẽ giảm.
-
Yếu tố chính trị: Tình hình chính trị ổn định sẽ thu hút đầu tư nước ngoài giúp nâng cao giá trị của Taka. Ngược lại tình trạng bất ổn có thể dẫn đến việc rút lại vốn đầu tư làm giảm giá trị đồng tiền.
Giá trị của đồng Taka Bangladesh chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau. Do đó việc theo dõi đánh giá các yếu tố này vô cùng quan trọng để nắm được biến động của đồng tiền này trên thị trường. Việc duy trì sự ổn định và giá trị của đồng Taka là vô cùng quan trọng cho tương lai kinh tế của quốc gia này.
Taka Bangladesh - Thống kê
Taka Bangladesh - Hồ sơ
Những câu hỏi thường gặp về Taka Bangladesh
Tỷ giá tiền tệ trực tiếp
Tỷ giá Ngân hàng Trung ương
Ngân hàng Trung ương | Lãi suất |
---|---|
Australian Central Bank | 4.35% |
British Central Bank | 4.75% |
Chilean Central Bank | 5% |
Chinese Central Bank | 3.1% |
Czech Central Bank | 4% |
Danish Central Bank | 2.75% |
Japanese Central Bank | 0.25% |
Mexican Central Bank | 10% |