Trái phiếu là gì? Đặc điểm & phân loại trái phiếu

Marcelo Dct - October 10, 2024 - 88 days ago

Trái phiếu là loại chứng khoán nợ của doanh nghiệp hoặc chính phủ với người nắm giữ. Khi mua trái phiếu thực chất là nhà đầu tư đang cho người phát hành trái phiếu vay tiền và được nhận lãi suất định kỳ cùng khoản tiền gốc khi trái phiếu đáo hạn. Để hiểu rõ hơn về trái phiếu là gì? Đặc điểm và các loại trái phiếu hiện nay, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Gocuco nhé!

Định nghĩa trái phiếu là gì?

Trái phiếu là một loại chứng khoán chứng nhận nợ của người phát hành trả cho người sở hữu trái phiếu, trong một thời gian nhất định cùng với một khoản lợi tức quy định. 

Đơn vị phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp hoặc chính phủ. Nếu doanh nghiệp phát hành trái phiếu thì gọi là trái phiếu doanh nghiệp. Nếu chính phủ phát hành trái phiếu thì gọi là trái phiếu chính phủ. Đơn vị phát hành trái phiếu phải trả lợi tức cho người sở hữu trái phiếu và khoản tiền vay khi trái phiếu đáo hạn.

Người mua trái phiếu có thể là cá nhân, tổ chức hay chính phủ. Người mua sẽ được hưởng lợi tức từ Nhà phát hành theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại trái phiếu khác nhau, được phân loại tùy theo đơn vị phát hành (trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ), lợi tức (lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, lãi suất bằng 0), mức độ đảm bảo thanh toán, hình thức và tính chất trái phiếu…

Trái phiếu là gì?

Đặc điểm của trái phiếu là gì?

Các đặc điểm chính của trái phiếu bao gồm:

  • Mệnh giá: Là giá trị danh nghĩa của trái phiếu, tức là số tiền mà người phát hành phải trả cho nhà đầu tư khi trái phiếu đáo hạn.

  • Lãi suất (coupon): Là tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá mà người phát hành trả cho nhà đầu tư theo định kỳ (thường là hàng năm hoặc nửa năm).

  • Thời gian đáo hạn: Là khoảng thời gian từ khi trái phiếu được phát hành cho đến khi nhà đầu tư nhận lại số tiền gốc.

  • Rủi ro tín dụng: Là rủi ro mà nhà đầu tư có thể không nhận được lãi suất hoặc tiền gốc nếu người phát hành gặp khó khăn tài chính.

Trái phiếu thường được coi là một kênh đầu tư an toàn hơn so với cổ phiếu nhưng có thể mang lại lợi suất thấp hơn.

Có những loại trái phiếu nào?

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại trái phiếu khác nhau, phân loại dựa theo chủ thể phát hành, tính chất trái phiếu hoặc lợi tức trái phiếu, phương thức đảm bảo. 

Phân loại theo người phát hành

Dựa theo người phát hành trái phiếu sẽ có các loại trái phiếu như:

  • Trái phiếu Chính phủ: Được phát hành bởi chính phủ để huy động tiền nhàn rỗi trong dân và cá tổ chức kinh tế, xã hội để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính phủ. Trái phiếu chính phủ tuy có lợi tức thấp nhưng là loại trái phiếu có ít rủi ro và uy tín nhất trên thị trường.
  • Trái phiếu doanh nghiệp: Được phát hành bởi doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành để tăng vốn hoạt động. Trái phiếu doanh nghiệp rất đa dạng và nhiều loại khác nhau.
  • Trái phiếu ngân hàng và các tổ chức tài chính: Được phát hành bởi các tổ chức tài chính để tăng thêm vốn hoạt động.

  Trái phiếu ngân hàng

Phân loại theo lợi tức trái phiếu

Dựa theo lợi tức, trái phiếu được phân thành các loại sau:

  • Trái phiếu có lãi suất cố định: Loại trái phiếu mà lãi suất được xác định trước và không thay đổi trong suốt thời gian trái phiếu còn hiệu lực. Nhà đầu tư sẽ nhận được lãi suất cố định theo định kỳ.
  • Trái phiếu có lãi suất biến đổi hay còn gọi là lãi suất thả nổi: Lãi suất của loại trái phiếu này thay đổi theo thời gian, thường dựa trên một chỉ số tham chiếu nào đó, như lãi suất ngân hàng trung ương. Điều này cũng có nghĩa là lợi tức mà nhà đầu tư nhận được có thể tăng hay giảm theo thị trường.
  • Trái phiếu có lãi suất bằng không: Loại trái phiếu này người mua không nhận được lợi tức, nhưng mua thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn.

Phân loại theo độ đảm bảo thanh toán của người phát hành

Dựa theo độ đảm bảo thanh toán của người phát hành sẽ có các loại trái phiếu như sau:

Trái phiếu bảo đảm

Người phát hành dùng tài sản có giá trị để đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu. Khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán thì chủ sở hữu có quyền thu lại và bán tài sản đảm bảo để thu hồi tiền nợ. Trái phiếu bảo đảm thường bao gồm:

  • Trái phiếu có tài sản cầm cố: Người phát hành cầm cố bất động sản để đảm bảo thanh toán cho trái chủ. Giá trị tài sản cầm cố thường lớn hơn tổng mệnh giá trái phiếu phát hành, đảm bảo quyền lợi cho trái chủ.

  • Trái phiếu đảm bảo bằng chứng khoán ký quỹ: Người phát hành đem ký quý số chứng khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản đảm bảo

Trái phiếu không đảm bảo

Loại trái phiếu không có tài sản làm vật đảm bảo mà chỉ dựa trên uy tín của người phát hành.

Trái phiếu không đảm bảo là loại trái phiếu có lợi tức cao nhưng rủi ro cũng lớn

Phân loại theo tính chất trái phiếu

Dựa theo tính chất, trái phiếu được chia thành:

  • Trái phiếu có thể chuyển đổi: Loại trái phiếu của công ty cổ phần mà trái chủ được quyền chuyển đổi thành cổ phiếu công ty.

  • Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Loại trái phiếu kèm theo phiếu cho phép trái chủ có quyền mua một số lượng cổ phiếu nhất định của công ty.

  • Trái phiếu có thể mua lại: Là loại trái phiếu cho phép người phát hành được quyền mua lại một phần hay toàn bộ trước khi trái phiếu đáo hạn.

Phân loại theo hình thức trái phiếu

Dựa theo hình thức, trái phiếu bao gồm:

  • Trái phiếu vô danh: Loại trái phiếu không ghi tên người mua và trong sổ người phát hành. Trái chủ là người được hưởng quyền lợi

  • Trái phiếu ghi danh: Trái phiếu có ghi tên người mua và có trong sổ người phát hành

Trên đây là một số thông tin về trái phiếu là gì? Các loại trái phiếu hiện hành trên thị trường. Đừng quên truy cập Gocuco để được theo dõi thêm nhiều thông tin đầu tư tài chính và tiền tệ nhé!

Bài viết mới nhất

Vốn hóa thị trường là gì và ý nghĩa đối với nhà đầu tư 

Vốn hóa thị trường là gì và ý nghĩa đối với nhà đầu tư 

Khi bạn bắt đầu tìm hiểu về đầu tư chứng khoán, có lẽ bạn đã nghe đến thuật ngữ "vốn hóa thị trường". Nhưng vốn hóa thị trường là gì và tại sao nó lại quan...

Estefania Tellez
November 7, 2024 - 60 days ago
Kinh tế thị trường là gì? Đặc trưng, Ưu điểm và Nhược điểm

Kinh tế thị trường là gì? Đặc trưng, Ưu điểm và Nhược điểm

Kinh tế thị trường là một trong những nền kinh tế phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, đại diện cho một phương thức vận hành kinh tế hiệu quả và năng động. Để...

Estefania Tellez
November 7, 2024 - 60 days ago
Top 10 loại tiền tệ dùng nhiều nhất trên thế giới hiện nay? Đô la Mỹ top mấy?

Top 10 loại tiền tệ dùng nhiều nhất trên thế giới hiện nay? Đô la Mỹ top mấy?

Trong nhiều thập kỷ qua, đồng đô la Mỹ - USD là đồng tiền có lượng giao dịch nhiều nhất trên thị trường quốc tế. Đồng bạc xanh vẫn dẫn đầu danh sách top 10 tiền...

Estefania Tellez
November 7, 2024 - 60 days ago
Lạm phát là gì? Nguyên nhân và ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế

Lạm phát là gì? Nguyên nhân và ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế

Lạm phát là gì? lạm phát là hiện tượng tăng giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, đi kèo với sự...

Estefania Tellez
October 9, 2024 - 89 days ago
Cục dự trữ liên bang (FED) là gì? Vai trò của FED với kinh tế toàn cầu

Cục dự trữ liên bang (FED) là gì? Vai trò của FED với kinh tế toàn cầu

Cục dự trữ liên bang hay còn gọi là Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, tiếng Anh là (Federal Reserve System – Fed), là tổ chức có sức ảnh hưởng bậc nhất tới...

Estefania Tellez
October 9, 2024 - 89 days ago