BTC - Bitcoin
Bitcoin (BTC) là loại tiền mã hóa (Cryptocurrency) một dạng của tiền điện tử hoặc tiền kỹ thuật số hay tiền ảo. Ký hiệu của Bitcoin là ₿, BTC, XBT được phát minh bởi một cá nhân hoặc tổ chức vô danh có tên gọi là Satoshi Nakamoto (nhiều khả năng là người Nhật Bản) dưới dạng phần mềm mã nguồn mở vào năm 2009. Bitcoin có thể trao đổi trực tiếp thông qua thiết bị kết nối internet mà không cần qua tổ chức tài chính trung gian nào do đó không tồn tại nhà điều hành trung ương.
Lịch sử hình thành và phát triển của đồng Bitcoin
Năm 2007, Bitcoin được thiết kế bởi Satoshi Nakamoto với mục tiêu tạo nên hệ thống giao dịch mà các thành viên không cần tin tưởng nhau. Với tên miền bitcoin.org được đăng ký 31/10/2008.
9/1/2009 Bitcoin chính thức được đưa vào sử dụng với khối khởi thủy đầu tiên và kèm theo thông điệp về sự thất bại của các ngân hàng truyền thống.
Giao dịch đầu tiên diễn ra ngày 12/1/2009 khi Satoshi gửi 10 Bitcoin cho Hal Finney. Ngày 5/10/2009, giá trị Bitcoin lần đầu được ấn định với mức 1 USD = 1,309.03 BTC. Trong những năm sau đó, giá Bitcoin trải qua nhiều biến động mạnh, đồng thời thu hút sự chú ý toàn cầu và được chấp nhận rộng rãi tại các cửa hàng, sàn giao dịch, và cả máy ATM.
Bitcoin cũng gặp phải nhiều thách thức, như vụ phá sản của sàn Mt.Gox năm 2014 hay sự giám sát chặt chẽ từ các chính phủ. Tuy nhiên, Bitcoin vẫn không ngừng phát triển, với những cải tiến như bản nâng cấp Taproot năm 2021 và các chính sách chấp nhận Bitcoin như El Salvador công nhận nó là đồng tiền hợp pháp.
Sự kiện gần đây nhất, vào tháng 1/2024, SEC đã phê duyệt 11 quỹ Bitcoin ETF giao ngay, đánh dấu sự công nhận chính thức từ các tổ chức tài chính lớn và đẩy giá Bitcoin lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2024.
Cách thức hoạt động của Bitcoin (BTC)
Bitcoin hoạt động trên mạng lưới ngang hàng khác biệt hoàn toàn so với các loại tiền tệ truyền thống. Bởi vì nó không chịu sự quản lý của bất kỳ ngân hàng trung ương nào.
Bitcoin vận hành dựa trên giao thức mạng ngang hàng qua Internet. Bitcoin được phát hành diễn ra tự động, có giới hạn và được lập trình sẵn theo các thuật toán cụ thể.
Các máy tính tham gia đào để xác minh và ghi lại giao dịch vào sổ cái như một đơn vị kế toán, phân tán thông qua công nghệ Blockchain. Mỗi Bitcoin chia thành 100 triệu đơn vị nhỏ hơn được gọi là Satoshi.
Các thành phần chính của hệ thống Bitcoin gồm: Blockchain, thợ đào, ví Bitcoin.
Phí giao dịch đào Bitcoin như thế nào?
Được áp dụng tùy theo tình trạng tài nguyên mạng. Thợ đào bitcoin được nhận phần thưởng là bitcoin khi tạo ra các khối block chứa nhật ký giao dịch.
Lượng Bitcoin được cấp phát khi một khối mới được tạo ra khoảng 10 phút/lần. Số bitcoin sẽ thay đổi theo thời gian, dự kiến tháng 5/2024 phần thưởng cho mỗi khối là 3,125 Bitcoin và sẽ tiếp diễn cho đến khi có tổng cộng 21 triệu Bitcoin được phát hành vào năm 2140.
Ngoài việc đào Bitcoin thì người dùng có thể sở hữu Bitcoin thông qua trao đổi tiền tệ, dịch vụ và hàng hóa.
Mục đích sử dụng đồng Bitcoin
Bitcoin là loại tiền mã hóa đầu tiên và được sử dụng phổ biến hiện nay đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử. Có rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đã lựa chọn thanh toán bằng Bitcoin để giảm chi phí giao dịch.
Tại Việt Nam thì chỉ có một số ít dịch vụ chấp nhận Bitcoin. Nhưng có nhiều doanh nghiệp toàn cầu cho phép người Việt thanh toán bằng Bitcoin cho các giao dịch có thể kể đến như: Dịch vụ nạp thẻ điện thoại BitRefill, mua vé máy bay, đặt khách sạn và thuê ô tô tại Expedia,...
Ngoài ứng dụng là phương tiện thanh toán cho các giao dịch thì Bitcoin được xem là loại tài sản “vàng kỹ thuật số” để đầu tư và là phương tiện bảo vệ tài sản,...
Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá của đồng BTC
Biến động giá của Bitcoin từ khi ra mắt cho đến nay trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Năm 2024, SEC phê duyệt 11 quỹ ETF Bitcoin giao ngay nên giá Bitcoin có dấu hiệu phục hồi và tăng lên mức cao nhất đạt 49,059.05 USD. Sự công nhận từ các cơ quan tài chính này mang lại sự tin tưởng và lạc quan về tiềm năng dài hạn của BTC.
Đồng Bitcoin chịu nhiều ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố sau:
-
Cung: Bitcoin có giới hạn 21 triệu BTC. Khi cầu tăng mà cung không thay đổi, giá sẽ tăng.
-
Cầu: Nhu cầu từ nhà đầu tư tăng cũng dẫn đến giá tăng; ngược lại, nếu cầu giảm, giá sẽ giảm.
-
Tình hình kinh tế toàn cầu: Bất ổn kinh tế và lạm phát mọi người tìm đến Bitcoin như một nơi trú ẩn an toàn, từ đó làm tăng giá trị.
-
Quy định và chính sách pháp lý: Quy định của chính phủ nghiêm ngặt có thể làm giảm quan tâm đầu tư, trong khi công nhận hợp pháp có thể thúc đẩy giá.
-
Chấp nhận từ thị trường và doanh nghiệp: Sự chấp nhận của các công ty lớn như Tesla và PayPal trong các giao dịch thương mại có thể tăng giá trị Bitcoin.
-
Tâm lý thị trường: Tâm lý nhà đầu tư có thể tạo ra biến động lớn. Tin tức tích cực từ nhà đầu tư có thể tăng nhu cầu, trong khi tin tức tiêu cực có thể giảm giá trị.
-
Công nghệ và bảo mật: Cải tiến công nghệ trong Bitcoin (như Taproot) có thể nâng cao tính năng và bảo mật, thu hút thêm người dùng và nhà đầu tư, từ đó tăng giá trị Bitcoin.
-
Hoạt động của các thợ đào: Chi phí khai thác cao có thể dẫn đến một số thợ đào ngừng hoạt động, làm giảm nguồn cung và có thể làm tăng giá BTC.
-
Sự cạnh tranh từ các loại tiền mã hóa khác: Sự phát triển của các loại tiền mã hóa khác có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giá Bitcoin nếu chúng thu hút sự quan tâm và đầu tư.
Giá trị của Bitcoin ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Những yếu tố này không chỉ định hình giá trị hiện tại của Bitcoin mà còn dự báo sự phát triển của nó trong tương lai.
Bitcoin - Thống kê
Bitcoin - Hồ sơ
Những câu hỏi thường gặp về Bitcoin
Tỷ giá tiền tệ trực tiếp
Tỷ giá Ngân hàng Trung ương
Ngân hàng Trung ương | Lãi suất |
---|---|
Australian Central Bank | 4.35% |
British Central Bank | 4.75% |
Chilean Central Bank | 5% |
Chinese Central Bank | 3.1% |
Czech Central Bank | 4% |
Danish Central Bank | 2.75% |
Japanese Central Bank | 0.25% |
Mexican Central Bank | 10% |