IMF Special Drawing Rights

XDR - Quyền rút vốn đặc biệt

Quyền Rút Vốn Đặc Biệt, hay SDR (Special Drawing Rights), là một loại tài sản dự trữ quốc tế do Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) tạo ra vào năm 1969. Mục tiêu chính của SDR là bổ sung cho dự trữ quốc tế của các quốc gia thành viên IMF, giúp họ có thêm nguồn lực để ổn định kinh tế trong những thời điểm khó khăn.

chuyển đổi nhanh
XDRXDR
USDUSD
GBPGBP
VNDVND
EUREUR
JPYJPY
CNYCNY

Quyền rút vốn đặc biệt  - SDR là gì?

SDR không phải là một loại tiền tệ mà là một đơn vị tài chính có giá trị quy đổi ra một số loại tiền tệ mạnh trên thế giới, ví dụ như đô la Mỹ, euro, yên Nhật, nhân dân tệ Trung Quốc, và bảng Anh.

Trước khi SDR ra đời, hệ thống tài chính toàn cầu hoạt động dựa trên Hiệp định Bretton Woods, trong đó các quốc gia thành viên phải duy trì một tỷ giá hối đoái cố định với đồng USD và dự trữ bằng vàng hoặc các loại tiền tệ mạnh để bảo đảm duy trì sự ổn định của đồng nội tệ. 

Tuy nhiên, khi kinh tế và thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ hơn, dự trữ vàng và USD của các quốc gia bắt đầu gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu, dẫn đến sự ra đời của SDR như một giải pháp dự phòng.

SDR có thể hiểu như một loại “quỹ dự phòng toàn cầu” cho các quốc gia thành viên của IMF. Đặc biệt, với các quốc gia nhỏ và ít tiềm lực, SDR là nguồn bổ sung quan trọng khi họ gặp khó khăn về tài chính hoặc cần tăng cường dự trữ quốc tế.

SDR hoạt động như thế nào?

SDR được thiết lập như một loại tài sản dự trữ quốc tế, không tồn tại dưới dạng tiền mặt hay hiện vật, mà chỉ được sử dụng trong hệ thống tài chính giữa IMF và các quốc gia thành viên. Trên thực tế, SDR có thể quy đổi ra những loại tiền tệ mạnh như USD, euro, hay yên Nhật khi một quốc gia cần sử dụng. Mã tiền tệ của SDR theo tiêu chuẩn ISO là XDR.

Giá trị của SDR được xác định dựa trên một rổ tiền tệ bao gồm năm loại tiền lớn: đô la Mỹ, euro, nhân dân tệ Trung Quốc, yên Nhật, và bảng Anh. Tỷ trọng của mỗi đồng tiền trong rổ được IMF điều chỉnh định kỳ, dựa trên vai trò của chúng trong thương mại và tài chính toàn cầu. Sự thay đổi gần nhất là vào năm 2016, khi IMF thêm nhân dân tệ của Trung Quốc vào rổ tiền tệ, khẳng định vị thế của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu.

Lịch sử phân bổ Quyền rút vốn đặc biệt 

Từ khi SDR ra đời vào năm 1969, IMF đã tiến hành phân bổ hai lần lớn cho các quốc gia thành viên. Lần đầu tiên là trong giai đoạn 1970-1972 với tổng số SDR tương đương 9,3 tỷ USD. Sau đó, vào giai đoạn 1979-1981, IMF phân bổ thêm, đưa tổng số SDR lên 21,4 tỷ USD. Đây là thời kỳ SDR đóng vai trò chủ yếu như một công cụ dự trữ, nhằm giúp các quốc gia duy trì tỷ giá ổn định.

Đến năm 1997, IMF phê chuẩn đề nghị tăng gấp đôi số SDR được phân bổ để mở rộng nguồn lực dự trữ toàn cầu. Vào tháng 8 năm 2021, trước ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, IMF đã thực hiện phân bổ SDR lớn nhất trong lịch sử, tương đương khoảng 943 tỷ USD. Đợt phân bổ này nhằm tăng cường dự trữ cho các quốc gia thành viên và hỗ trợ họ vượt qua những khó khăn kinh tế do đại dịch gây ra.

SDR - "Vốn vay" hỗ trợ toàn cầu

Không chỉ là một quỹ dự trữ, SDR còn được IMF sử dụng để hỗ trợ các quốc gia thông qua việc “channeling” - tức là luân chuyển SDR từ các nước giàu sang các nước nghèo. Các quốc gia giàu có thể chuyển SDR của mình vào các quỹ như Poverty Reduction and Growth Trust (PRGT) và Resilience and Sustainability Trust (RST), từ đó cung cấp các khoản vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp cho các quốc gia nghèo và dễ bị tổn thương.

Từ năm 2020, IMF đã triển khai kênh channeling SDR trị giá khoảng 56 tỷ USD cho PRGT, nhằm giúp đỡ các nước nghèo đối mặt với các vấn đề phát triển bền vững. Đến nay, khoảng 57 quốc gia đã nhận được hỗ trợ từ PRGT và RST, với tổng trị giá lên tới 89 tỷ USD.

Những thách thức và tương lai của SDR

Hiện nay, SDR chủ yếu hoạt động như một công cụ hỗ trợ tài chính và tính toán, nhưng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phức tạp và đầy biến động, SDR được kỳ vọng có thể mở rộng hơn nữa vai trò của mình. 

Nhiều chuyên gia, bao gồm nhà tài phiệt George Soros và nhà kinh tế học Joseph Stiglitz, đã đề xuất ý tưởng sử dụng SDR để đầu tư vào các mục tiêu phát triển toàn cầu, chẳng hạn như cung cấp hàng hóa công cộng và cải thiện hệ thống y tế, giáo dục, và pháp lý ở các nước đang phát triển. Đề xuất này hy vọng SDR sẽ không chỉ là công cụ hỗ trợ ngắn hạn, mà còn có thể tạo ra các giá trị phát triển bền vững trong dài hạn.

SDR, mặc dù còn xa lạ với nhiều người, lại đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Không chỉ giúp các quốc gia bổ sung dự trữ ngoại hối, SDR còn là công cụ giúp IMF hỗ trợ các quốc gia nghèo và dễ bị tổn thương. 

Với các biến động kinh tế toàn cầu như dịch bệnh, xung đột, và khủng hoảng môi trường, SDR ngày càng được kỳ vọng sẽ là một công cụ giúp ổn định kinh tế và hỗ trợ phát triển bền vững trong tương lai.

 

Quyền rút vốn đặc biệt - Thống kê

Tên
Quyền rút vốn đặc biệt
Biểu tượng
SDR
Đơn vị nhỏ
0
Biểu tượng đơn vị nhỏ
None
Top XDR chuyển đổi
XDR so với EUR

Quyền rút vốn đặc biệt - Hồ sơ

Tiền xu
None
Tiền giấy
Ngân hàng trung ương
International Monetary Fund
Người dùng
Không áp dụng

Những câu hỏi thường gặp về Quyền rút vốn đặc biệt

Tỷ giá tiền tệ trực tiếp

Tiền tệTỷ giáChuyển đổi
XDR/USD
1.30629
XDR/EUR
1.26658
XDR/GBP
1.05151
XDR/EUR
1.26658
XDR/CAD
1.88702
XDR/AUD
2.10116
XDR/JPY
205.489
XDR/INR
112.036

Cặp tiền tệ hàng đầu cho Quyền rút vốn đặc biệt